Đăng ngày:
Hộp thư ngày 9/11: Hãng thời trang Yody có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng Bài học gì từ những 'phốt' của Quang Linh Vlog, Kím Soo Hyun? Vụ kẹo rau Kera: Công ty của Quang Linh Vlogs bị phạt Chỉ cần một cú click chuột, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các nghệ sĩ, ca sĩ, hoa hậu, KOL, KOC, người nổi tiếng… tay cầm sản phẩm, miệng cười rạng rỡ cam kết chất lượng, nhưng thực chất đang lừa dối người tiêu dùng. Từ mỹ phẩm, thực phẩm chức năng đến cả những loại “tiên dược” chưa rõ nguồn gốc, tất cả đều được họ tâng bốc hết lời. Nhưng khi sự thật bị bóc trần, đó lại chỉ là những sản phẩm kém chất lượng, thậm chí gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Chu Thanh Huyền – vợ của cầu thủ Nguyễn Quang Hải; hay bộ 3 chị em rọt Hằng Du Mục, Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên, Quang Linh Vlogs chỉ là bề nổi tảng băng chìm. Mức phạt "còm cõi" với những “chiến thần” livestream quảng cáo sai sự thật chưa đủ sức răn đe. Chúng ta cần có chế tài mạnh hơn, cụ thể là “phong sát”, cấm sóng. Họ không phải những cái tên đầu tiên, và chắc chắn cũng không phải những cái tên cuối cùng tham gia giới thiệu, quảng cáo các sản phẩm bất chấp đạo đức, bất chấp pháp luật bị dư luận lên án. Hằng Du Mục từng khẳng định trên livestream rằng sản phẩm yến sào cô bán là loại "tổ yến A5 nguyên chất", không hàng vụn, không pha trộn, mỗi hũ 70ml chứa đến 30gram yến tươi, giá chỉ 188.000 đồng/6 hũ. Nhưng sự thật con số 30gram đó chỉ là cách nói quá đà, hoàn toàn sai lệch so với thực tế. – một TikToker nổi tiếng với hình ảnh chân chất, giản dị – bị phát hiện quảng cáo sai sự thật về kẹo rau củ Kera, với tuyên bố "một viên kẹo tương đương một đĩa rau". Thực tế, không có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Trước sức ép quá lớn từ dư luận, Quang Linh Vlogs đã lên tiếng xin lỗi, tiếp đó là Hằng Du Mục, rồi Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên, và cả đơn vị sản xuất là Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Rất nhiều câu hỏi đặt ra: Nếu dư luận không lên tiếng, cơ quan chức năng không vào cuộc, liệu những người này có tự giác sửa sai hay không? Và lời xin lỗi, sửa sai ấy có thực sự chân thành, hay chỉ xin lỗi cho có, xin lỗi cho xong chuyện, rồi đâu lại đóng đấy? Sự việc của hot girl Chu Thanh Huyền cùng những đối lập trong phát ngôn đã giúp trả lời phần nào câu hỏi ấy, tất nhiên không đại diện cho số đông. Sau khi bị dư luận lên án, một mặt cô lên TikTok giải thích, xin lỗi người tiêu dùng; mặt khác cô lên Facebook tự nhận mình là rồng, là hổ sa cơ, xem thường người khác là tôm tép, vật nuôi. “Hổ sa cơ cũng không đến lượt chó mèo lên tiếng. Rồng mắc cạn cũng không ngang hàng với tôm tép. Đã là quân tử thì không chung đường với tiểu nhân”, Chu Thanh Huyền cuồng ngôn trên Facebook. Ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng phòng Người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tại tọa đàm do Báo Công Thương tổ chức ngày 24/3/2025 đã rất thẳng thắn, chỉ ra rằng: “Thương mại điện tử tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng là môi trường dễ xảy ra hành vi lừa đảo, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng kẽ hở để cung cấp thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc thậm chí bị đánh cắp thông tin cá nhân”. Các chuyên gia truyền thông cũng nhìn nhận, việc người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật không chỉ gây thiệt hại cho người tiêu dùng mà còn tạo tiền lệ xấu, làm méo mó môi trường kinh doanh. Nếu không có chế tài đủ mạnh, hiện tượng này sẽ tiếp diễn và ngày càng tinh vi hơn. Quả thật, với những hợp đồng quảng cáo trị giá hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng, dù cơ quan chức năng có vào cuộc, có xử phạt, thì với mức phạt chỉ vài chục triệu đồng chẳng khác nào “muỗi đốt inox". Hãy nhìn thực tế sự việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt. Với độ nổi tiếng của Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs và Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên, nhãn hàng nếu muốn họ quảng cáo, có thể phải bỏ ra số tiền hàng trăm triệu đồng, thậm chí lớn hơn rất nhiều. Nhưng với hành vi quảng cáo “một viên kẹo bằng cả một đĩa rau”, lừa dối hàng nghìn người tiêu dùng, Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs mỗi người chỉ bị phạt số tiền 70 triệu đồng, tổng mức phạt là 140 triệu đồng. Trong khi Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với hàng loạt vi phạm liên quan tới công bố sản phẩm, chiều nay 24/3/2024, cũng chỉ bị xử phạt 125 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là buộc thu hồi toàn bộ sản phẩm và nộp lại toàn bộ số tiền đã thu được từ việc bán kẹo rau củ Kera. Còn Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên mới chỉ dừng lại ở việc xin lỗi rồi... im lặng, thậm chí còn vắng mặt tại buổi gặp gỡ thân tình với báo chí; Chu Thanh Huyền như Báo Công Thương đưa tin trong bài “Phát ngôn ‘tôm rồng’ ngạo mạn chưa nguôi, lại xôn xao Chu Thanh Huyền chuyển kho bí ẩn”, đã nhanh chóng chuyển hàng hoá từ kho ở phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội sang nơi khác để tiến tới tiếp tục hoạt động kinh doanh trong tương lai. Trong khi tại Trung Quốc, một loạt người nổi tiếng đã bị cấm sóng vĩnh viễn chỉ vì một lần vi phạm quy định quảng cáo, hay bê bối đời tư. Ngô Diệc Phàm, Trịnh Sảng từng là những ngôi sao có sức ảnh hưởng lớn, nhưng chỉ sau một bê bối, sự nghiệp của họ hoàn toàn sụp đổ. "Chúng ta cần siết chặt quy định về quảng cáo trực tuyến, đặc biệt với các KOL, nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn. Cơ quan chức năng không thể chỉ phạt hành chính mà cần xem xét các hình thức mạnh hơn như cấm quảng cáo, hạn chế hoạt động nếu vi phạm nhiều lần, thậm chí xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự", một doanh nghiệp chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương. Là bởi, nhiều người nổi tiếng không chỉ bán sản phẩm, mà còn bán cả danh dự, trách nhiệm và niềm tin. Đây không chỉ là hành vi lừa dối người tiêu dùng, mà còn vi phạm Luật Quảng cáo, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp, nhãn hàng làm ăn chân chính. Vì vậy, đã đến lúc cần có chế tài đủ sức răn đe, thậm chí là cấm sóng, cấm hoạt động đối với những cá nhân lợi dụng danh tiếng để quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần lên tiếng mạnh mẽ hơn, để bảo vệ thị trường và ngăn chặn những chiêu trò quảng cáo dối lừa ngày càng tinh vi. Nên nhớ, không ai cấm người nổi tiếng kiếm tiền từ quảng cáo. Nhưng nếu đồng tiền kiếm được bằng cách lừa dối người tiêu dùng, thì đó không phải là kinh doanh mà là hành vi có thể xem là lừa đảo. Và lừa đảo thì phải bị trừng phạt thích đáng. Ông Hồ Tùng Bách, Phó Trưởng phòng Người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho biết: “Thương mại điện tử tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng là môi trường dễ xảy ra hành vi lừa đảo, vi phạm quyền lợi người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng kẽ hở để cung cấp thông tin sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc thậm chí bị đánh cắp thông tin cá nhân”.Câu chuyện về việc hot girl
Tương tự,、Quang Linh Vlogs